Dịch vụ khảo sát đo đạc địa hình, giao thông

1781 lượt xem Đăng Dịch vụ đo đạc trắc địa

Khảo sát đo đạc địa hình công trình hay còn gọi là khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình. Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.

Dịch vụ khảo sát đo đạc địa hình, giao thông
Dịch vụ khảo sát đo đạc địa hình, giao thông

Mục đích khảo sát đo đạc địa hình.

  1. Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình.
  2.  Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thi công công trình.
  3.  Xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình, phục vụ cho công tác thiết kế và thi công.
  4. Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.
Khảo sát địa hình bằng Flycam
Khảo sát địa hình bằng Flycam

Quy trình khảo sát đo đạc địa hình xây dựng:

1. Khảo sát đo đạc địa hình:

a. Công tác khống chế cao độ:

  • Từ các điểm cao độ quốc gia hệ hòn dấu, đo truyền cao độ về công trình bằng tuyến thủy chuẩn hạng 3, đo đi và khép về khỏang 5Km.
  • Cao độ quốc gia sẽ được đo truyền lên tất cả các điểm khống chế tọa độ trong khu vực.
  • Thiết bị đo: máy thủy bình Leica NA2, độ chính xác 0.7mm/Km (dùng với mia thường) hay máy thủy chuẩn điện tử Leica DNA03 độ chính xác 0.9mm/Km (dùng với mia thường). Mia thủy chuẩn 4m.
  • Tuyến thủy chuẩn hạng 3 sẽ được đo đi và về, sai số khép vòng ≤ 10√L (mm), L là chiều dài tuyến tính bằng Km.
  • Tính tóan bình sai chặt chẽ theo phương pháp PVV = min.

b. Công tác khống chế mặt bằng:

b.1. Đo nối tọa độ quốc gia hệ tọa độ VN2000:

  • Đo lập 2 điểm tọa độ quốc gia hệ VN2000 bằng GPS, độ chính xác tương đương với đường chuyền cấp 1.
  • Thiết bị đo máy GPS 1 tầng số, thời gian đo 1 ca là ~ 1giờ , độ chính xác 5-10mm.

b.2. Xây dựng lưới khống chế tọa độ khu vực:

  • Từ 2 điểm GPS, lập 1 lưới tọa độ khu vực gồm 4 điểm đường chuyền cấp 2, bao trùm lên toàn bộ khu vực.
  • Thiết bị đo: máy toàn đạc điện tử Leica TC1800, độ chính xác đo góc 1”, độ chính xác đo cạnh 2mm +2ppm. Máy được kiểm nghiệm hiệu chỉnh chính xác, gương được đặt trên bộ đế có chiếu điểm quang học gắn trên chân máy.
  • Phương pháp đo: Góc đo 2 vòng (thuận và đảo kính), cạnh được đo 2 lần , có đo đi và đo về. Sai số đo góc ≤ 12”, sai số khép cạnh tương đối đạt 1/10.000.
  • Cấu tạo mốc khống chế : cây sắt ф10, dài 1.2m đóng sâu xuống đất, trên mặt đổ 1 khối bê tông kích thước 30x30cm, dầy 20cm, mốc cao bằng mặt đất.
  • Tính tóan bình sai chặt chẽ theo phương pháp PVV = min.

c. Đo vẽ bình đồ:

  • Công tác đo bình đồ cao độ được thực hiện bằng máy Toàn đạc điện tử Leica TC405 , TC307.
  • Các điểm chi tiết được đo bao gồm : đường, cột điện, cống, nhà, hàng rào… Điểm độ cao được đo trung bình ~5-10m/điểm. Các điểm địa hình và địa vật được vẽ theo ký hiệu bản đồ địa hình.
  • Cao độ của hố ga, đáy cống trước mặt công trình.
  • Bản vẽ hiện trạng của công trình sẽ được vẽ trên máy PC bằng phần mềm ACAD R2007.

d. Đo mặt cắt dọc:

Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật của công trình; khoảng cách các điểm đo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm; đối với địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách và phải phản ánh được chiều dài công trình, khoảng cách và vị trí các mặt cắt ngang, các đặc điểm chính của công trình vv…

e. Đo mặt cắt ngang:

Khoảng cách các điểm đo chi tiết không được vượt quá 2¸3m; với địa hình đặc biệt khoảng cách các điểm đo có thể ngắn hơn. Đối với địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách. Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật và các đặc điểm chính của công trình vv…

Đặt máy tại các cọc đã được xác định trên tuyến tiến hành đo các mặt cắt ngang tuyến: chú ý hướng đo của các mặt cắt phải vuông góc với công trình cần khảo sát, thiết kế:

f. Đúc và chôn mốc cao độ: Cứ 100m chôn một mốc cao độ. Kích thước của mốc: 12x12x40cm.

do dac khao sat dia hinh 2021

Phương án khảo sát địa hình.

  • Khống chế mặt bằng và khống chế độ cao: Phương pháp kỹ thuật này giúp xác định được các điểm toạ độ, cao độ hạng cao GPS, cách bố trí lưới khống chế mặt bằng, độ cao.
  • Đo bình đồ khu vực xây dựng.: thông thường có thể sử dụng thêm máy đo toàn đạc để tiến hành đo vẽ địa hình thông qua các mặt cắt ngang. Sử dụng phần mềm để xử lý số liệu đo được và thể hiện lên bản đồ
  • Đo mặt cắt dọc tỷ lệ: đứng  – ngang. Tiến hành đo độ dài tổng thể bằng máy hoặc bằng thước thép đều được. Đo độ dài cho tiết, độ cao tổng quát và chi tiết, khép mốc, số hiệu mốc.
  • Đo mặt cắt ngang tỷ lệ: sử dụng máy đo, máy thước hay chữ A, trên phạm vi đo nhất định
  • Điều tra giải phóng mặt bằng: Bằng phương pháp thực địa tại hiện trường hoặc bản đồ địa chính. Người tiến hành khảo sát địa hình sẽ lập bình đồ duỗi thẳng, điều tra giải phóng mặt bằng tỷ lệ.
  • Khảo sát giao cắt với các công trình khác: cầu lớn nhỏ, cống, đèn chiếu sáng, điện cao thế, mương, ống cấp nước…

Tiêu chuẩn khảo sát địa hình công trình.

Để khảo sát địa hình tại Việt Nam ngoài kinh nghiệm thực tiễn người kỹ sư trắc địa cần có sự hỗ trợ đắc lực của các loại thiết bị máy móc chuyên dụng để đảm bảo sự chính xác:

  • (1) TCVN 4419: 1987 – Khảo sát cho Xây dựng, nguyên tắc cơ bản.
  • (2) TCVN 9437: 2012 – Khoan thăm dò địa chất công trình.
  • (3) TCVN 112: 1984 – Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư) và sử dụng tài liệu vào thiết kết công trình.
  • (4) TCVN 9351: 2012: Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường – Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn thí nghiệm trong phòng như sau:

  • (1) TCVN 4195 đến 4202: 2012: Đất xây dựng – Các phương pháp xác định chỉ tiêu cơ lý của đất.
  • (2) TCVN 4200: 2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm.
  • (3) TCVN 9153: 2012: Đất xây dựng – Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất
  • (4) TCVN 2683: 2012: Đất xây dựng – Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.
  • (5) TCVN 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
  • (6) TCXD 81-81: Nước dùng trong xây dựng. Các phương pháp phân tích hóa học.
  • (7) TCVN 3994-85: Nước dùng trong xây dựng. Tiêu chuẩn ăn mòn của môi trường nước đối với bê tông cốt thép.

Tim hiểu phương án khảo sát địa hình:

Là lên kế hoạch trước, người tiến hành khảo sát sẽ sử dụng các công cụ (máy đo đạc địa hình chuyên dụng) để tiến hành công tác khảo sát địa hình. Từ đó, cho ra được những báo cáo khảo sát địa hình để phục vụ cho công tác lên phương thiết kế, thi công công trình cho phù hợp.

dich vu do dac khao sat dia hinh 2021

Thiết bị sử dụng công tác khảo sát địa hình.

Trên đây là những điều cơ bản trong khảo sát đo đạc địa hình, các bạn muốn biết rõ hơn xin liên hệ với chúng tôi:

  • CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA VÀ DỊCH VỤ NHÀ ĐẤT QUANG PHÚC
  • Địa chỉ: Số 48, Phố Phú Xá, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
  • VPHCM: Số 3, Đường 30, Linh Đông, TP.Thủ Đức
  • Điện thoại: 0962.285.880 (Mr.Dũng) – 0981.126.818 (Ms.Yến)
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *