Hướng dẫn cách sử dụng máy GPS RTK E-Survey E600

217 lượt xem Đăng Hướng dẫn sử dụng

Xin chào anh em kỹ thuật trắc địa. Hôm này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng nhanh cách thiết lập và bắt đầu sử dụng máy GPS RTK 2 tần số E-Survey E600 phổ biến và hiện đại bậc nhất thời điểm năm 2020.

I. Giới thiệu tổng quang về máy E-Survey E600

1. Cấu tạo sơ lược

Cấu tạo chung E-Survey E600

cau tao chung e survey e600

  • A: Đèn báo và nút nguồn
  • B: Ngăn chứa pin No.A
  • C: Ngắn chứa pin No.B
  • D: Giao diện Ăng-ten UHF
  • E: Cổng cắm 7-Pin
  • F: Cổng cắm 5-Pin

2. Lắp pin

Cách lắp Pin E-Survey E600

cach lap pin e survey e600

  • A: Nắp pin có chốt
  • B: Nút mở nắp pin
  • C: Pin
    Nhìn cấu tạo như trên thì các bạn có thể dễ dàng hình dung cách lắp pin cho E-Survey E600. Đầu tiên ta gạt nhẹ nắp pin ==> Ấn nút mở nắp để chốt pin bên trong mở ra. Ta chỉ việc ấn pin vào

3. Thêm thẻ nhớ và SIM

Khay SIM, Thẻ nhớ E-Survey E600

cach lap SIM e survey e600

Khe SIM và thẻ nhớ của E-Survey E600 nằm dưới nắp hộp PIN No.A. Nếu muốn lắp SIM và thẻ nhớ, bạn phải tháo Pin ra, lật lắp Pin ở dưới lên rồi cho thẻ nhớ+ SIM vào theo đúng khe của nó

4. Nút và đèn báo trên máy thu E-Survey E600

Các nút và đèn báo trên thân máy E-Survey E600

den bao va nut bam e survey e600

  • A: Bật/Tắt nguồn
  • B: Đèn báo vệ tinh 2 màu đo- xanh
    Xanh lá mạ: Định vị đơn điểm thành công
    Xanh lá mạ lóe sáng: Nhận tín hiệu vệ tinh GNSS
    Màu đỏ: Bo mạch GNSS không bình thường
  • C: Liên kết dữ liệu ( Xanh- vàng)
    Xanh lá mạ: Liên kế dữ liệu thành công
    Xanh nháy: Truyền dữ liệu bình thường
    Vàng: Khoảng thời gian nhấp nháy ở chế độ tĩnh theo bộ lấy mẫu tĩnh
  • D: Báo pin ( Như các thiết bị khác)
  • E: Bluetooth: Đèn sáng là đang kết nối, hết sáng là hết kết nối
    Ở nút tắt, mở nguồn, ngoài chức năng bật/ tắt máy thu, nó còn có chức năng tự kiểm tra máy. Khi bạn ấn tắt nguồn, sau khi mát báo ” đã tắt”, bạn ấn và giữ thêm lần nữa cho đến khi máy báo ” self-check”, tức là nó đang tự kiểm tra

II. Làm việc với E-Survey E600 bằng WebUI

Các kỹ sư có thể dễ dàng thao tác, sử dụng máy GPS RTK 2 tần số E-Survey E600 bằng giao diện WebUI cực kỳ thân thiện. Theo đó, khi máy thu bật, bộ phát wifi tích hợp trong máy sẽ tự động bật theo, bạn cần sử dụng điện thoại để bắt wifi của máy, sau đo gõ địa chỉ wifi: 192.168.10.1 – Password do nhà cung cấp set up và hướng dẫn thay đổi.

Bắt wifi E-Survey E600
Bắt wifi E-Survey E600

1. Xem thông tin định vị – vị trí

Thông tin vị trí máy E-Survey E600
Thông tin vị trí máy E-Survey E600

Sau khi kết nối với máy thu, bạn có thể xem được thông số định vị, vệ tinh của máy thu như hình bên

2. Xem đồ thị vệ tinh

Biểu đồ vệ tinh E-Survey E600
Biểu đồ vệ tinh E-Survey E600

Trong giao diện này, bạn có thể đặt góc cắt vệ tinh và xem danh sách vệ tinh cũng như thông tin chi tiết của vệ tinh, bao gồm vị trí, tín hiệu tỷ lệ nhiễu, v.v.

3. Xem cấu hình máy

Cấu hình máy
Cấu hình máy

Tại màn hình này, bạn có thể xem được thông số máy như model, serial, firmware…

4. Đặt chế độ làm việc

Đặt chế độ làm việc E-Survey E600
Đặt chế độ làm việc E-Survey E600

Chế độ làm việc bao gồm: Trạm tĩnh, trạm động, liên kết dữ lệu. Nó giống như tất cả các dòng máy GPS RTK E-Survey khác

5. Cài đặt tín hiệu vệ tinh

Cài đặt tín hiệu vệ tinh
Cài đặt tín hiệu vệ tinh

Màn hình này cho phép bạn đặt góc cắt độ cao vệ tinh, và mở những vệ tinh được hỗ trợ: GPS, GLONASS, GALILEO, SBAS…

6. Thiết lập tham số hệ thống

Thiết lập tham số trạm
Thiết lập tham số trạm

Bạn có thể đặt múi giờ, chế độ liên kết trực tiếp, cảm biến, 7-Pin, loa, ….

7. Thiết lập dữ liệu NMEA

Thiết lập dữ liệu NMEA
Thiết lập dữ liệu NMEA

Cài đặt và chọn nội dung dữ liệu NMEA đã xuất ra

8. View Logs

View logs
View logs

Ứng dụng log và hệ thốn log

9. Thiết lập cấu hình

Thiết lập cấu hình
Thiết lập cấu hình

Nếu thiết bị đã lưu trữ một bộ cấu hình, bạn có thể đưa lên trực tiếp các tệp của bộ cấu hình và lưu bộ cấu hình hiện tại.

10. Download dữ liệu thô

Dữ liệu thô của giao diện này là dữ liệu đo tĩnh hoặc dữ liệu được lưu khi bản ghi gốc được chọn trong khi đo RTK- Như hình 1. Ngoài việc tải xuống và xóa dữ liệu gốc trong webUI, máy thu E600 còn hỗ trợ chỉnh sửa và chuyển đổi trực tiếp dữ liệu thô “dat”. Khi chỉnh sửa, bạn có thể chỉnh sửa tên điểm và chiều cao ăng ten. Như hình 2, khi convert, nó sẽ chuyển sang định dạng Rinex2.10 và Rinex3.02 – như hình 3:

Hướng dẫn cách sử dụng máy GPS RTK E-Survey E600
Hướng dẫn cách sử dụng máy GPS RTK E-Survey E600

11. Backup dữ liệu

Backup dữ liệu
Backup dữ liệu

Hiện tại, Serie E ( Gồm E-Survey E300, Esurvey E100, Esurvey E300Pro, E600, Esurvey E800 … ) luôn có chức năng backup kép dữ liệu đo RTK. Bên cạnh lưu trữ trong thiết bị cầm tay, dữ liệu đo RTK cũng có thể tự động lưu trữ trong bộ lưu trữ bên trong của máy thu. Máy thu E Series có thể sử dụng cáp 7 chân để kết nối với máy tính chủ để lấy dữ liệu RTK, nó cũng có thể tải xuống dữ liệu RTK trong giao diện webUI.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất để bắt đầu việc sử dụng chiếc máy GPS 2 Tần Số RTK E-Survey E600. Để thuần thục và nắm bắt kỹ thuật, thực hiện những nhiệm vụ trắc địa khó, bạn cần đo thực tế nhiều lần. Quý khách hàng mua các sản phầm máy trắc địa tại công ty chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình qua zalo video call, messenger video call từ các kỹ sư lâu năm kinh nghiệm.

Chúc các bạn thành công!

Rate this post
Tìm kiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *